Đánh giá Chủ_nghĩa_Stalin

Tích cực

Nhà nghiên cứu Howard K. Smith cho biết:

"Stalin đã làm được nhiều việc để thay đổi thế giới trong nửa đầu của thế kỷ này hơn bất kỳ người nào khác, những người sống cùng thời đó. Ông đã tạo cho nước Nga một quyền lực to lớn, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới... Ông đã làm thay đổi toàn bộ thái độ của phương Tây đối với người lao động". Năm 1928, Liên Xô là một quốc gia gồm phần lớn là nông dân lạc hậu, bao quanh bởi một thế giới toàn những kẻ thù. Khi Stalin qua đời, ông để lại đất nước có sức mạnh công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Chủ nghĩa xã hội đã chuyển đổi sự nghèo đói thành những xã hội hiện đại, trong đó tất cả mọi người đều có đủ thức ăn, quần áo, và nhà ở; nơi người cao tuổi có lương hưu an toàn; và nơi mà tất cả trẻ em (và nhiều người lớn) được đi học và không ai bị từ chối chăm sóc y tế. Howard K. Smith lưu ý rằng: Tất cả các ý tưởng điều tiết nền kinh tế của chính phủ các nước phương Tây, từ "New Deal" ở Mỹ cho tới "nhà nước phúc lợi" ở Anh, đều được phát triển trong cuộc cạnh tranh với các Kế hoạch 5 năm của Stalin[8].

Tiêu cực

Qua những chỉ trích của Trotsky về các quan hệ chính trị ở Liên Xô và qua những sách báo được ấn hành của những người cộng sản bất đồng chính kiến như Arthur Koestler, từ chủ nghĩa Stalin ở phương Tây đồng nghĩa với một ý thức hệ giáo điều và một chế độ độc tài toàn trị trong chính sách của Stalin ở Liên Xô hay ở tổ chức Đệ Tam Quốc tế. Theo Trotsky, dưới chế độ Stalin nó đã hình thành "một giai cấp được ưu đãi, tham lam quyền lực, ham mê vật chất, lo sợ về địa vị của mình, lo sợ trước quần chúng – và thù ghét những kẻ đối lập“.[9]

Sau chỉ trích về Stalin tại Đại hội đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX và việc phi stalin hóa tại các nước cộng sản và tại các đảng cộng sản thì đóng góp về lý thuyết của Stalin vào chủ nghĩa Marx-Lenin được đánh giá lại. Stalin không còn được nhắc chung với Marx, Engels và Lenin, và bức tranh tuyên truyền 4 người mà hồi đó rất phổ biến chỉ còn Marx, Engels và Lenin.

Sau cái chết của Stalin, ở phương Tây rất ít người theo chủ nghĩa Stalin, trong thời ông ta, phần lớn cánh tả không chỉ trích chủ nghĩa Stalin. Sau phong trào sinh viên 68, có vài nhóm lẻ tẻ ngắn hạn ở Tây Âu bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa này.[10]